Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2817/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
- Thành lập mới 50 hợp tác xã, 01-02 Liên hiệp hợp tác xã và 20 tổ hợp tác, nâng tổng số HTX toàn tỉnh lên 350 HTX.
- Phấn đấu doanh thu bình quân của HTX hàng năm tăng từ 7% - 10%; Thu nhập bình quân của người lao động trong HTX, của thành viên HTX, tổ viên Tổ hợp tác hàng năm tăng gấp 1,5 lần; Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã mỗi năm tăng trên 10%.
- 100% số HTX tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
- Phấn đấu số HTX khá, tốt đạt từ 80% trở lên; Trên 30% cán bộ quản lý HTX tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng tại mỗi huyện, thị xã, thành phố Huế 03 mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm chủ lực của địa phương và 01 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao.
- Phấn đấu trên 40% HTX có liên kết với doanh nghiệp, HTX khác.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể; Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về kinh tế tập thể; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.
Trong đó, về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sẽ được tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà kho, sân bãi, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên. Ưu tiên các hợp tác xã sản xuất quy mô lớn, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương theo hướng xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp, tham gia chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao, gắn với tăng trưởng xanh; sản xuất sản phẩm OCOP...
Tin liên quan
- Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- Hải Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
- Chủ động tiếp cận các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết 105/NQ-CP để tháo gỡ kịp thời khó khăn
- Hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể chính của các sản phẩm OCOP
- Vai trò của kinh tế tập thể trong việc giải quyết việc làm
- Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- Tiền Giang: Phát triển kinh tế hợp tác làm nòng cốt đổi mới tam nông
- Lào Cai: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tăng cả về số lượng, chất lượng
- Các cấp, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển
- Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025